• Cô giáo vùng cao bên những “Học sinh đặc biệt”
  • Thời gian đăng: 19/11/2020 05:17:57 PM
  • Sự nghiệp giáo dục là công việc vốn mang nhiều gian chuân, vất vả, và hơn thế với việc dạy trẻ đặc biệt thì nỗi vất vả, khó khăn còn lớn hơn gấp nhiều lần. Thế nhưng nhiều năm qua, cô Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng đã vượt qua mọi khó khăn, tâm huyết để gắn bó với nhiều trẻ đặc biệt. Sự hy sinh thầm lặng của cô đã giúp cho nhiều em nhỏ đặc biệt dần có cơ hội hòa nhập với các bạn cùng lớp.
  • hung191120cg1.jpg

    Cô Nguyễn Thị Hạnh trên giờ lên lớp

    Về nhận nhiệm vụ công tác tại trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng từ năm 2004, đến nay, 15 năm gắn bó với sự nghiệp nhà giáo, thì nhiều năm cô giáo Nguyễn Thị Hạnh nhận dìu dắt những học sinh đặc biệt. Học trò của chị là những trẻ hết sức đặc biệt bỡi lẽ mỗi em lại có một hoàn cảnh đặc biệt khác nhau: có em khuyết tật, có em có biểu hiện của trẻ tự kỉ, cũng có em phát triển khá chậm so với các bạn cùng lớp. Từ lòng nhiệt huyết trong công việc và tình yêu thương đối với trẻ nhất là với những trẻ đặc biệt khó khăn về nhận thức, hành vi, cô Hạnh luôn quan tâm và giành hết thời gian cho các em. Đối với cô Hạnh, mỗi trẻ đặc biệt là một thử thách mà người giáo viên như cô cần phải vượt qua. Mong muốn lớn nhất của cô là để các em cũng có cuộc sống như bao bạn cùng lớp. Cô Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ:“Các em cũng không được phát triển bình thường như các bạn khác, bản thân tôi với sự tâm huyết với nghề đã coi các em như con em mình, tôi đã từng bước dìu dắt các em để các em, ngày một tiến bộ”.

    Trong nhiều năm đồng hành với những trường hợp trẻ đặc biệt, cô gặp phải rất nhiều rào cản, khó khăn nhiều khi muốn bỏ cuộc nhưng bằng kinh nghiệm của một nhà giáo yêu nghề, bằng tình thương và sự tận tâm với trẻ giúp cô Hạnh vượt qua tất cả. Để rồi, mỗi khi nhà trường tiếp nhận một học sinh đặc biệt cô Hạnh lại được Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh tin tưởng giao phó trực tiếp uốn nắn, rèn giũa các em. Trong lớp học của cô, cô luôn đặt ra mục tiêu hàng đầu là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học cho các bạn bình thường, vừa phải có kế hoạch rèn luyện riêng đối với trẻ đặc biệt từ những việc nhỏ nhất như vệ sinh, ăn uống đến những việc điều tiết cảm xúc của trẻ để có thể từng bước tiếp thu những bài học. Chương trình học của các trẻ đặc biệt cũng khá đặc biệt theo chính cách mà cô Hạnh đã làm, việc học được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: chào hỏi, học nói, học giao tiếp với người lạ, học theo kiểu chơi mà học học mà chơi ... Cô Hạnh tâm sự: “Đối với các em đặc biệt này, trong những giờ dạy, các em thường không hợp tác với giáo viên, các em không chú ý nghe giảng. Hàng ngày, vào các buổi tối trong tuần và ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật tôi đã đưa các em về nhà để kèm cặp các em thêm”

    hung191120cg2.jpg

    Cô Nguyễn Thị Hạnh chăm sóc các em học sinh từ những việc nhỏ nhất.

    Để vượt qua được những khó khăn vất vả trong công tác nuôi dạy trẻ đặc biệt, cô hạnh luôn được tập thể trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng luôn tạo mọi điều kiện để cô hoàn thành tốt công việc giảng dạy, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để cùng giúp cô hạnh tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ đặc biệt. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh trong lớp luôn thấu hiểu và chia sẻ nỗi vất vả của cô giáo, đặc biệt với những phụ huynh có con là trẻ đặc biệt. tâm sự với chúng tôi cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng cho biết: “Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh là một trong những giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của Trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng. Trong những năm qua được nhà trường giao nhiệm vụ là tổ trưởng chuyên môn và chủ nhịêm lớp 1, cô luôn luôn dìu dắt các em học sinh đặc biệt là những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ví dụ như là: các cháu mồ côi, các cháu khó khăn về một số chức năng, chậm phát triển, cô luôn giành tình yêu thương, quan tâm chăm sóc các cháu”.

    Là một giáo viên dạy giỏi nhiều năm và gắn bó với nghiệp nhà giáo bằng tâm huyết và tình yêu, thì có lẽ niềm vui lớn nhất mà cô Nguyễn Thị Hạnh mong muốn nhận được là khi nhìn thấy sự tiến bộ của trẻ sau một thời gian nỗ lực của cả cô và trò. Đó là giúp được những đứa trẻ có thể cảm nhận màu sắc, âm thanh của cuộc sống, biết tự kiểm soát hành động ,có tiến bộ về hành vi, nhận thức, từ đó các em có thể tự tin trong học tập và hòa nhập với bạn bè. Đối với cô, các em sẽ mãi là những đứa con đặc biệt nhất trong sự nghiệp trồng người của mình!./.

  • Thu Trang, Văn Xôm, Trung tâm VH-TT-TH
  • Các tin khác:
    Hội nghị trực tuyến tập huấn, hướng dẫn các nền tảng số tỉnh Điện Biên
    Hội nghị giao ban công tác Mặt trận Tổ quốc Quý I năm 2023
    Tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023 xã Tả Sìn Thàng
    Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tủa Chùa giải ngân kịp thời các nguồn tín dụng
    Cục thống kê tỉnh Điện Biên hỗ trợ nhiều phần quà giúp đỡ xã Mường Đun
    Năm 2023 huyện Tủa Chùa phấn đấu hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng
    Khó khăn trong việc giữ nước mùa khô hanh
    Trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Trung tâm VH-TT-TH huyện Tủa Chùa và Trung tâm VH-TT-TH huyện Tuần Giáo
    Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua các huyện vùng cao năm 2022
    UBND huyện tổ chức phiên họp tháng 3 năm 2023
    1291-1300 of 3693<  ...  125  126  127  128  129  130  131  132  133  134  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website