• Đặc sắc trong trò chơi tó má lẹ của dân tộc Thái
  • Thời gian đăng: 18/02/2022 03:11:25 PM
  • Tó má lẹ là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung, người Thái Tủa Chùa nói riêng. Tó má lẹ được thế hệ cha ông để lại, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trò chơi thể hiện tính đặc sắc, đoàn kết cao, thường được tổ chức vào các ngày lễ, tết, mừng nhà mới, đám cưới hoặc thời gian rảnh rỗi của người dân...

    fdsfdsfds1.jpg

    fdsfdsfds12.jpg

    Một số hình ảnh về trò chơi tó má lẹ

    Tó má lẹ, “tó” trong tiếng Thái cổ có nghĩa là “chọi”,  má lẹ là tên của một loài dây leo thường mọc trong rừng. Từ bao đời nay, trò chơi tó má lẹ được đồng bào dân tộc Thái lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hóa riêng, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là phụ nữ.Ở Tủa Chùa tó má lẹ thường tổ chức ở một số xã có người Thái định cư như: Thị trấn, Mường Đun, Tủa Thàng, Mường Báng. Má lẹ có hình tròn, dẹt, độ dày khoảng 1 cm, đường kính từ 4-6 cm, lấy từ loại cây dây leo ở rừng già. Cách chơi tó má lẹ đơn giản nên tất cả mọi người đều có thể tham gia. Sân chơi có thể chỉ là một bãi đất nhỏ, bằng phẳng, không tốn diện tích, tuỳ người chọn sao cho phù hợp. Thời gian của một cuộc chơi phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người tham gia và kỹ năng của từng người. Điểm riêng của tó má lẹ so với nhiều trò chơi dân gian truyền thống khác của cộng đồng người Thái đó là khi chơi tó má lẹ, bắt buộc người chơi phải chia thành 2 đội. Số người chơi càng đông thì trò chơi sẽ càng sôi nổi. Thông thường, mỗi đội chơi sẽ có từ 5 – 7 thành viên. Và quá trình chơi, để giành được phần thắng, đòi hỏi thành viên mỗi đội phải thực sự khéo léo, đoàn kết trong từng lượt chơi, từng phần chơi.Việc chuẩn bị cho trò chơi tó má lẹ rất đơn giản nhưng phải đảm bảo độ chính xác, người chơi sẽ tiến hành kẻ 3 vạnh ngang song song với nhau.Vạch thứ nhất còn gọi là vạch xuất phát được kẻ ở đầu sân, là vị trí đứng ban đầu của người chơi. Vạch thứ hai được kẻ cách vạch đầu tiên khoảng 3m được xác định là vạch để người chơi đánh dấu điểm đánh, vạch còn lại được kẻ cách vạch thứ hai khoảng 1m.

    Là một người chơi tó má lẹ nhiều năm nay, chị Tòng Thị Lanthôn Bản Ten, thị trấn Tủa Chùa chia sẻ, để học cách chơi tó má lẹ không quá khó nhưng để giành được phần thắng trong mỗi lần chơi đòi hỏi từng thành viên và từng đội chơi phải thực sự khéo léo trong động tác cá nhân cũng như phải biết cách đoàn kết trong toàn đội.Tó má lẹ có nhiều bước chơi nhưng thông thường người ta chơi theo bốn bước: Bước một, người chơi đứng ở vạch xuất phát đặt quả má lẹ trên đầu gối sau đó dùng một dùng ngón cái bật má lẹ sao cho trúng má lẹ và bay qua đích. Lần lượt từng người trong đội bắn. Nếu ai không bắn trúng sẽ không được tính điểm. Đội nào bắn trúng nhiều (tức được nhiều điểm) sẽ chiến thắng trong bước chơi này. Trong quá trình chơi, các đội có thể bắn tiếp sức. Nếu người cuối cùng bắn không trúng, đội có thể cử ra một người bắn giúp. Đó chính là tinh thần đoàn kết trong trò chơi tó má lẹ.Bước hai, người chơi đứng ở vạch quy định tung má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh. Bước thứ ba, người chơi đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa chạy vừa dùng chân đánh má lẹ để má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn. Bước cuối cùng, người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng málẹ của mình đặt xuống dưới đất dùng ngón cái bật má lẹ đánh cho trúng má lẹ đội bạn. Sau bốn bước chơi, kết quả của các đội sẽ được cộng dồn lại và đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ giành phần thắng.

    Tó má lẹ không chỉ đơn thuần là  một trò chơi, mà trong đó còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần dân tộc đoàn kết  một lòng. Làm cho không khí bản làng thêm vui tươi,ấm áp./.

  • Mỹ Vân - Trung tâm VH-TT-TH
  • Các tin khác:
    Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa
    Tủa Chùa: Quán triệt triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-C
    Tập huấn nghiệp vụ văn hóa, văn nghệ tại xã Sính Phình
    Thầm lặng nghề giáo, vững tin sự nghiệp trồng người
    Chi trả hơn 2,1 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng tại huyện Tủa Chùa
    Đồng chí Nguyễn Minh Tuân - Phó Chủ Tịch UBND huyện dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) tại Trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè
    Trường Mầm non Sính Phình tổ chức tọa đàm kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022)
    Phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân
    Trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng thi đua dạy tốt, học tốt
    Xã Tủa Thàng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    1581-1590 of 3695<  ...  154  155  156  157  158  159  160  161  162  163  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website