• Nghề rèn thủ công của đồng bào H’mông được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
  • Thời gian đăng: 18/07/2023 09:04:50 AM
  • Trong đời sống của đồng bào người H’Mông ở huyện Tủa Chùa có nhiều nghề thủ công mang đậm nét văn hóa dân tộc. Nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời gắn liền với hoạt động sản xuất của bà con vùng cao nơi đây. Ngày nay trong xu thế phát triển, nhưng nhiều người dân tộc H’Mông vẫn thích sử dụng các nông cụ do tự tay mình làm ra hoặc do chính đồng bào mình làm ra theo phương thức thủ công. Các sản phẩm trong nghề rèn truyền thống của dân tộc H’Mông rất phong phú, đó là những công cụ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động sản xuất hằng ngày như: dao, búa, cào, thuổng, cuốc, xẻng...Bí quyết để làm ra những con dao, lưỡi cuốc, lưỡi cày sắc ngọt và có độ bền cao, đầu tiên phải lựa chọn được loại thép tốt. Loại thép thường được người H’Mông sử dụng đó là nhíp ô tô, nhất là nhíp của ô tô sản xuất cách đây vài chục năm. Chính vì thế nên sản phẩm làm ra rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén. Bên cạnh đó, kỹ thuật tôi thép cũng rất quan trọng, thép nung phải đủ độ nóng, không non quá cũng không được quá già lửa, kỹ thuật này quyết định độ bền của sản phẩm.

    ren1.jpg

    Anh Vàng A Chớ, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đang rèn dao

    Nghề rèn của đồng bào H’Mông không chỉ tạo ra những nông cụ thiết thực trong đời sống mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trong các thôn, bản còn rất ít hộ lưu giữ nghề rèn truyền thống nhưng nhu cầu sử dụng nông cụ rèn vẫn rất lớn. Do đó, một số hộ vẫn giữ nghề rèn, tạo ra nông cụ để bán tại các phiên chợ, tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, cũng như các nghề truyền thống khác, nghề rèn của người H’Mông gặp không ít khó khăn. Việc bảo tồn và phát huy, phát triển nghề rèn truyền thống của người H’Mông có ý nghĩa rất lớn, góp phần thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu khám phá không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo riêng của dân tộc. Để bảo tồn, khuyến khích các gia đình, dòng họ dân tộc Mông tăng cường truyền dạy nghề rèn truyền thống, đồng thời tạo ra thêm nhiều nông cụ cung cấp cho thị trường, ngày 01/6/2023 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1406/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống nghề rèn của người mông tỉnh Điện Biên. UBND huyện Tủa Chùa sẽ tổ chức lễ công bố, trao, đón nhận Quyết định và giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể nghề rèn trong thời gian tới./.

  • Thu Trang - Trung tâm VH - TT - TH huyện
  • Các tin khác:
    Tập huấn phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” năm 2024
    Hội Cựu chiến binh huyện Tủa Chùa tham dự Liên hoan tiếng hát CCB tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, năm 2024
    Tủa Chùa: Họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
    Ban Thường vụ Huyện ủy Tủa Chùa chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai
    Họp Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024
    Đoàn công tác của huyện kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở tại xã Tả Sìn Thàng
    Tủa Chùa thiệt hại trên 1,3 tỷ đồng do ảnh hưởng của bão số 3
    Tổng kết lớp truyền dạy chế tác và trình diễn đàn Tính Tẩu của dân tộc Thái tại xã Mường Đun
    Truyền dạy chế tác khèn Mông
    Đồng chí Lê Hoài Nam – Bí thư Huyện ủy kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại xã Xá Nhè và xã Mường Đun
    141-150 of 3688<  ...  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website