• Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021
  • Thời gian đăng: 23/04/2021 02:54:03 PM
  • Hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, tích cực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn hiện hữu xảy ra ở một số địa phương. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình vẫn chưa đảm bảo vệ sinh; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt tình trạng bày bán quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước các cổng trường học trên địa bàn huyện vẫn xảy ra, các bếp ăn tập thể tại các trường học bước đầu đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn cao. Năm 2020 tình hình ngộ độc thực phẩm do độc tố nhất là ngộ độc rượu do Methanol diễn biến phức tạp làm tăng số ca tử vong; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.
  • Đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch đồng thời phải đảm bảo phát triển sản xuất, kinh doanh. Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình bình thường mới. Ngày 20/4/2021, UBND huyện Tủa Chùa đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2021  với chủ đề là: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới ” thời gian diễn ra từ ngày 22/4 đến ngày 15/5/2021 trên địa bàn huyện. Mục tiêu của Kế hoạch là tăng cường công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm, đảm bảo chính xác, kịp thời, toàn diện nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các địa phương trọng điểm nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm. Đồng thời nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng trong việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; kịp thời xử lý các các sự cố mất an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

               Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, các cấp các ngành cần:

    1. Huy động hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn tham gia tuyên truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm vi phạm các quy định của pháp luật.

    1. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

              3. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

              4. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

              5. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là bảo vệ người tiêu dùng và phát triển hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ; đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ; bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là lợi ích của các hộ kinh doanh thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là trách nhiệm của các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ và tổ chức quản lý chợ!

    1. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao nhận thức trong phòng chống ngộ độc thực phẩm; không sử dụng bột ngô mốc, các loại nấm và rau rừng không rõ nguồn gốc làm thức ăn; không sử dụng thực phẩm không có kiểm định của các đơn vị chức năng, thực phẩm hết hạn sử dụng; thực hiện ăn chín uống chín; lựa chọn các thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
  • Trần Hường - Phòng Y tế
  • Các tin khác:
    Họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 huyện
    Đoàn công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên khảo sát du lịch tại huyện Tủa Chùa
    Hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư
    Triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 6, năm 2021 trên địa bàn huyện
    Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp năm 2021
    Thị trấn Tủa Chùa triển khai kế hoạch chuẩn bị tiếp vắc xin đợt 6 năm 2021.
    Thẩm định xã Tả Sìn Thàng đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm 2021
    Huyện Tủa Chùa phát động ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid 19
    Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến tham gia góp ý xây dựng Luật
    Hội nghị trực tuyến của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
    2291-2300 of 3695<  ...  225  226  227  228  229  230  231  232  233  234  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website