• Tủa Chùa tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
  • Thời gian đăng: 24/09/2019 03:55:55 PM
  • Năm học 2019-2020, huyện Tủa Chùa có 18.151 học sinh, trong đó trên 90% là con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ chú trọng tổ chức thực hiện tốt dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Vì thế, nhiều năm liên tục chất lượng học tập của học sinh trong huyện luôn đứng tốp đầu các huyện vùng cao của tỉnh.
  • anh-7.jpg

    Một giờ học môn tiếng Việt của học sinh lớp 4A3, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mường Báng số 1, huyện Tủa Chùa

    Học sinh DTTS bậc học mầm non khi đến trường chưa nói, chưa nghe hiểu được tiếng Việt, các em rất khó tiếp thu bài giảng. Với phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” để các em có điều kiện tiếp úc, giao lưu tiếng Việt, dễ thuộc dễ nhớ. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 tuy đã có khả năng giao tiếp, học tập bằng tiếng Việt song vốn từ của các em chưa được phong phú, nói ngọng, hoặc dùng tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) xen lẫn tiếng Việt khi giao tiếp. Kỹ năng dùng từ, đặt câu, bài tập làm văn, viết chính tả còn sai sót. Học sinh lớp 7 nhiều trường hợp nói tiếng Việt chưa chuẩn, vốn từ ít, chưa hiểu hết nghĩa, đặc biệt các từ thuộc các lĩnh vực kiến thức xã hội, khoa học kỹ thuật, chuyên môn... vì thế càng học lên cao lực học của các em học sinh DTTS càng giảm.

    Năm 2016, triển khai kế hoạch của UBND tỉnh Điện Biên về tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Phòng GD và ĐT huyện Tủa Chùa đã xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện với giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh. Theo đó, thời lượng dạy môn tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1 tăng từ 350 tiết lên 504 tiết/năm học. Trong huyện có 31 trường mầm non, tiểu học được bố trí giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trong đó có giáo viên là người DTTS giảng dạy, làm chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách học sinh bán trú... giúp các em tiếp cận, giao tiếp, hiểu biết nhiều hơn ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh các giờ giảng dạy chính khóa trên lớp, các trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Đó là truyền thông đi học chuyên cần, giao lưu tiếng Việt, xây dựng các “góc hoạt động tiếng Việt”, ngày hội đọc sách, hoạt động văn hóa, thể thao để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt. Các nhà trường khuyến khích, động viên học sinh tăng cường giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh ở gia đình dạy, tích cực nói chuyện, giao tiếp với con cháu bằng tiếng Việt, để con em tích lũy, trau dồi nâng cao hiểu biết tiếng Việt.

    Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) bán trú Tiểu học Mường Báng 1 cho biết: Để học sinh lớp 1 không bỡ ngỡ với bài giảng, Ban giám hiệu họp bàn, cử giáo viên có kinh nghiệm, biết tiếng đồng bào địa phương làm chủ nhiệm lớp. Ngoài các buổi học chính khóa, nhà trường tăng cường các hoạt động vui chơi thể thao, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoài trời tăng cường thời gian giao tiếp tiếng Việt cho học sinh. Vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS của trường đạt kết quả tích cực, năm học 2017-2018 được bộ phận chuyên môn của Phòng GD&ĐT huyện và Sở GD&ĐT đánh giá có chất lượng tốt. Trường có 525 học sinh thuộc các khối lớp đều đọc, nói, viết tiếng Việt đạt yêu cầu, nhiều em có kết quả học tập tốt, đọc diễn cảm, thuyết trình, dẫn dắt chương trình văn hóa, văn nghệ, hoạt động vui chơi hay.

    Thầy Nguyễn Bình Minh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Sính Phình 1 cho biết: Nhà trường bố trí giáo viên, tổ chức dành thời gian bồi dưỡng tiếng Việt cho hàng trăm lượt phụ huynh học sinh người DTTS trên địa bàn. cử giáo viên dành thời gian dạy tiếng Việt cho những người có con học lớp 1 vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Và cách ấy đã đem lại hiệu quả rõ rệt, bởi sau mỗi buổi học trở về nhà, bố mẹ lại thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt với con em của họ. Ông Giàng A Sinh, thôn Sính Phình 2, xã Sính Phình là người tham gia học tiếng Việt do Trường PTDT bán trú tiểu học Sính Phình 1 tổ chức, hồ hởi: "Lưỡi cứng, tay cũng cứng, tôi đọc khó, viết khó lắm. Về nhà cầm sách ngược, tôi bị con cười… Giờ thì tôi biết đọc, biết viết, bố con tôi đã có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt đấy!". Bằng nhiều giải pháp, tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS, học sinh của trường tiếp thu kiến thức nhanh hơn, kết quả học tập tốt hơn.

    Nhờ giải pháp sáng tạo, sự chỉ đạo quyết liệt, hai năm qua, công tác dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS ở huyện Tủa Chùa đạt kết quả tích cực. Tủa Chùa trở thành huyện tiêu biểu của tỉnh Điện Biên thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, được báo cáo điển hình của ngành GD&ĐT. Tổng kết năm học 2017-2018, hơn 90% học sinh khối lớp 1 của huyện có kỹ năng nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm, phát âm chuẩn, kỹ năng nghe viết bảo đảm, nắm được quy định chính tả theo chuẩn. Đối với nhóm học sinh khối lớp 2 đến lớp 5 được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng nghe, nói, kỹ năng đánh giá, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nhất là vốn từ được mở rộng.

    Theo thầy Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa trong thời gian tới, huyện ưu tiên bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên tham gia học tiếng dân tộc; tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ học sinh DTTS và thường xuyên tổ chức giao lưu tiếng Việt trong các trường học, để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp, thực hành tiếng Việt hơn nữa, đây là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

  • Tiến Dũng - Báo ĐBP
  • Các tin khác:
    Lễ khởi công xây dựng điểm Trường mầm non Trung Dù xã Xá Nhè
    Hội Cựu chiến binh huyện tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng
    Triển khai công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại thị trấn Tủa Chùa
    Công an huyện trao quà cho hộ nghèo xã Tủa Thàng
    Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện giải ngân nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ
    Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội Cựu chiến binh
    Tủa Chùa tăng cường công tác phòng, trừ sâu hại trên cây trồng
    Hướng dẫn nông dân ủ chua thức ăn cho gia súc
    Phiên họp thứ 9 của Thường trực HĐND huyện khoá XXI
    Tập huấn, giao ban công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2022
    1991-2000 of 3695<  ...  195  196  197  198  199  200  201  202  203  204  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website