• Hiệu quả từ triển khai Chương trình MTQG 1719 tại huyện Tủa Chùa
  • Thời gian đăng: 14/12/2023 08:09:18 AM
  • Việc triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ đem lại sự đổi thay mạnh mẽ cho đồng bào DTTS của huyện nghèo Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

    doanooo1.png

    Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719, đời sống của đồng bào DTTS huyện Tủa Chùa đã “đổi thay” rất nhiều.

    Tủa Chùa là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó tỷ lệ dân tộc Mông chiếm 70% dân số. Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huyện Tủa Chùa đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

    Từ năm 2011 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 160 công trình với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Hoàn thành đưa vào sử dụng 137 công trình giao thông với tổng mức đầu tư gần 54 tỷ đồng. Xây mới 150,5/240km đường liên xã; 56,6/233,5km đường trục xã và 52,7/356km đường trục thôn được cứng hóa (rải nhựa, bê tông hoặc cấp phối). Kiên cố hóa được 14,5km kênh mương, đưa tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 94,2/134,6km. Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng, công tác nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sinh kế cũng được huyện Tủa Chùa quan tâm thực hiện.

    Giai đoạn 2016 đến nay, toàn huyện đã triển khai 37 mô hình chuyển đổi tập quán chăn nuôi (cá, gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò) tại 12 xã, thị trấn với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước đầu tư 5,815 tỷ đồng và người dân đối ứng 2,829 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, chính sách tạo đất sản xuất được triển khai trên địa bàn 12 xã, thị trấn với tổng số 72 dự án, hỗ trợ 3.443 con giống gia súc (trâu, bò, lợn, dê), 23.878 con giống gia cầm, 12.240 cây giống ăn quả, 943 bộ máy móc thiết bị cho 4.917 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

    Năm 2021, huyện Tủa Chùa đã triển khai 5 dự án liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm vịt bầu địa phương (2.960 con), ngô lai VN885 (34ha), đào địa phương (2,5ha), lúa bắc thơm số 7 và lúa TBR225 (52ha), trồng mới 25,5ha mắc ca và tiếp tục chăm sóc năm thứ 2 đối với 18,5ha mắc ca trồng năm 2020, với tổng số 580 hộ tham gia trên địa bàn các xã: Mường Đun, Tủa Thàng, Mường Báng, Trung Thu, Xá Nhè và thị trấn Tủa Chùa; hỗ trợ 13 lồng bè nuôi cá cho 13 hộ trên địa bàn xã Tủa Thàng, Huổi Só.

    Năm 2023, triển khai Chương trình MTQG 1719, huyện Tủa Chùa vừa phê duyệt 13 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Các dự án gồm: Hỗ trợ sản xuất lúa nếp 97; ngô lai LVN092; hỗ trợ phân bón cho các hộ trồng cây chè shan tuyết; hỗ trợ triển khai mô hình nuôi vịt bầu cổ xanh; trồng cây đào địa phương; lúa mùa; lạc chất lượng cao; nuôi cá lăng thương phẩm… Tổng số hộ tham gia mô hình được hỗ trợ sản xuất theo chuỗi là 1.000 hộ gia đình.

    Riêng trong hợp phần Tiểu dự án 2 hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2023 huyện Tủa Chùa được giao tổng kinh phí hơn 22,6 tỷ đồng. Trong đó, dự toán giao năm 2022 chuyển sang là 3,521 tỷ đồng, dự toán giao năm 2023 là 19,091 tỷ đồng.

    Thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, huyện Tủa Chùa đã huy động sức mạnh toàn dân và cả hệ thống chính trị, xã hội vào thực hiện công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho các hộ nghèo, đồng thời giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các thôn, bản. Mức sống giữa các khu vực trong địa phương, nhóm dân cư được nâng lên; tiến tới mục tiêu xã hội hóa phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng dân tộc của huyện.

    Xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa có 98% dân số là người DTTS. Từ những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, người dân được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ như: giống cây trồng, vật nuôi, được hướng dẫn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, người dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó, để nâng cao đời sống cho bà con DTTS, các tổ chức chính trị ở huyện đã hướng dẫn cho bà con được vay vốn ở ngân hành chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế.

    dwdh11.jpg

    Người dân bản Quyết Tiến, thị trấn Tủa Chùa chăm sóc cây lạc được hỗ trợ từ dự án.

    Năm 2021, gia đình anh Thào A Vừ ở thôn Bản Phô, xã Trung Thu được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên hỗ trợ đàn dê gồm 9 con dê cái và 1 con dê đực. Sau gần 3 năm chăn nuôi, anh Vừ nhận thấy đàn dê phát triển tốt hơn những loại gia súc khác, con dê phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường ở địa phương, giá trị kinh tế mang lại cao hơn so với nuôi trâu, bò. Nhờ thu nhập từ việc bán dê, gia đình anh đã có cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều.

    Còn tại xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, năm 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai thực hiện dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt bầu địa phương trên địa bàn xã với 37 hộ dân tham gia, tổng mức đầu tư dự án gần 400 triệu đồng. Sau hơn 4 tháng triển khai, dự án đạt hiệu quả cao, vịt có trọng lượng đạt và vượt so với kế hoạch, 100% sản phẩm được liên kết tiêu thụ. Dự án kết thúc, các mô hình vẫn được duy trì và mở rộng quy mô. Từ đó, tăng thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trên địa bàn. Phát huy hiệu quả dự án, năm 2022, UBND huyện tiếp tục lựa chọn xã Mường Đun để thực hiện dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt bầu địa phương giai đoạn II.

    Ông Lường Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết, trong thời gian tới, từ nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình MTQG, huyện sẽ tập trung vào 4 giải pháp chính để phát triển kinh tế. Đó là tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức cho đồng bào; giảm thiểu hủ tục lạc hậu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để đảm bảo độ tuổi lao động; triển khai hiệu quả các mô hình sinh kế như đào tạo nghề cho lao động nông thôn nơi còn thiếu đất sản xuất, các mô hình lâm sinh trồng rừng, hoặc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như nước cho sản xuất, sinh hoạt, hệ thống tưới tiêu; quan tâm đến công tác tư vấn, nâng cao ý thức thoát nghèo và khơi dậy ý chí làm giàu của người dân./.

  • Thu Trang - Trung tâm VH - TT - TH huyện
  • Các tin khác:
    Tập huấn Cơ chế báo cáo, can thiệp, chuyển tuyến và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân hoặc có nguy cơ của bạo lực, xâm hại và mua bán người
    Tuổi trẻ Tủa Chùa sôi nổi với các hoạt động hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2023
    Đồng chí Vừ A Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện thăm và tặng hoa chúc mừng Phòng Y tế huyện nhân kỉ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2023)
    Chương trình vùng Tủa Chùa tổ chức tập huấn kỹ năng vệ sinh môi trường
    Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường làm việc tại huyện Tủa Chùa
    Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, năm học 2022-2023
    Tập huấn bồi dưỡng đại biểu HĐND thị trấnTủa Chùa nhiệm kỳ 2021-2026
    Hội nghị Báo cáo viên cấp huyện Quý I, năm 2023
    Tổng kết thực hiện Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2022
    Tủa Chùa chú trọng quản lý bếp ăn bán trú
    1361-1370 of 3693<  ...  132  133  134  135  136  137  138  139  140  141  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website